Chuyên cung cấp các dịch vụ:vận chuyển xe lạnh và xe container,khai hải quan,cắm điện container,đóng gói,thay bao bì,bốc dỡ hàng hóa,cho thuê kho lạnh
Việt Nam | English
 
 
 
 

THÔNG TIN & SỰ KIỆN

Ngành tôm 2016 vượt khó


Năm 2015, thủy sản Việt Nam nói chung trong đó có ngành tôm đã trải qua nhiều thách thức, khó khăn; tuy nhiên, vượt qua những trở ngại đó con tôm đã ghi nhận những kết quả nhất định. Ông Phạm Khánh Ly (ảnh), Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản trao đổi với PV Chuyên san Con Tôm.


ông phạm khánh ly phó vụ trưởng vụ nuôi trồng thủy sảnTheo ông, vấn đề tôm giống năm 2016 sẽ thế nào?


Cả nước hiện có 1.750 cơ sở sản xuất giống tôm (tôm sú 1.240 cơ sở, TTCT 510 cơ sở), sản xuất 80 - 100 tỷ con tôm giống/năm.

 

 Để chuẩn bị giống tôm thả cho năm 2016, ngày 16 - 20/12/2015 Tổng cục Thủy sản đã cử đoàn sang Thái Lan truy xuất nguồn gốc tôm thẻ chân trắng (TTCT) xuất vào Việt Nam. Nội dung làm việc đã làm rõ quy trình chọn tạo giống tôm bố mẹ sạch 14 bệnh, trong đó có bệnh mới xuất hiện năm 2015 (bệnh Vi bào tử trùng); cùng hồ sơ, thông tin từng lô hàng xuất về Việt Nam; theo đó, chỉ cho phép các đơn vị đáp ứng đủ điều kiện mới được nhập tôm giống vào Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt Thông tư 26 về quản lý chất lượng giống và 2 Thông tư 45, 51 về điều kiện cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản…

 

Tổng cục Thủy sản tập trung: Truy xuất nguồn gốc tôm bố mẹ xuất vào Việt Nam đảm bảo chất lượng sạch bệnh cơ bản (5 loại bệnh theo quy định). Cùng cơ quan quản lý địa phương tăng cường kiểm tra chất lượng tôm giống, kiểm dịch, phòng bệnh. Tuyên truyền người dân mua tôm giống chất lượng và rõ nguồn gốc. Sẵn sàng cung ứng giống đủ và chất lượng khi mùa vụ thả bắt đầu.

 


Năm qua, nhiều mô hình sản xuất tôm cho hiệu quả và giá trị kinh tế bền vững. Nhận định của ông về điều này?


Năm 2015 mô hình luân canh tôm - lúa cho hiệu quả cao. Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo hướng dẫn kỹ thuật, tăng năng suất từ 250 - 300 kg/ha lên 350 - 400 kg/ha; nhiều mô hình lên 500 kg/ha.

 

Ngoài ra, mô hình nuôi tôm an toàn trong vùng dịch bệnh cũng mang lại tín hiệu tốt, đó là nuôi tôm kết hợp nuôi cá rô phi tạo nên quy trình kỹ thuật quay vòng nước ao nuôi tôm và ao nuôi cá; giúp phát huy tính cộng sinh trong sinh học của môi trường nước ao nuôi. Cùng đó, Tổng cục nghiên cứu, hướng dẫn mô hình nuôi tôm siêu thâm canh của Tập đoàn Việt - Úc đạt năng suất tới 200 tấn/ha; mô hình nuôi tôm chuyển giai đoạn cũng cho hiệu quả tốt.

 

Để đảm bảo tính bền vững và phù hợp điều kiện nuôi nông hộ, Tổng cục Thủy sản chỉ đạo sát sao mô hình nuôi tôm - lúa, tôm - rừng. Vùng nuôi chuyên tôm nên áp dụng mô hình thả mật độ hợp lý, chất lượng giống thả đảm bảo kích thước và sạch bệnh.

 

ngành tôm 2016 vượt khó


Thu hoạch tôm ở Bạc Liêu - Ảnh: Phan Thanh Cường

 


Năm 2016, ngành tôm chưa hết khó khăn, nhất là chi phí sản xuất còn cao? Vấn đề này sẽ được giải quyết ra sao, thưa ông?

 

Năm 2016, các nước Ấn Độ, Thái Lan có thể tăng 10 - 12% sản lượng so năm 2015. El Nino vẫn tiếp tục ảnh hưởng gây thời tiết cực đoan, xâm nhập mặn sâu, nước ngọt thiếu, độ mặn cao sẽ ảnh hưởng tới dịch bệnh. Giá vật tư đầu vào cho nuôi tôm không giảm, giá thức ăn vẫn duy trì ở mức cao, giá tôm chưa có tín hiệu tăng.

 

Do đó, để nghề nuôi tôm có hiệu quả, cần chú trọng: Nâng cao năng suất, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh; Nâng cao chất lượng sản phẩm, tôm sạch, tôm sinh thái được nâng giá bán; Phát huy lợi thế vùng nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi tôm - lúa, tôm - rừng, trong đó chú trọng phát triển tôm sú; Đa dạng hóa đối tượng nuôi, phương thức nuôi phù hợp biến đổi khí hậu.

 

Định hướng phát triển ngành tôm trong năm 2016 và những năm tiếp theo, ổn định diện tích TTCT, tăng diện tích tôm sú có phải là hướng đi bền vững của ngành tôm, thưa ông?


Điều này cần xem xét kỹ, bởi không hẳn như vậy. Bộ trưởng Cao Đức Phát ngày 25/12/2015 trong lễ tổng kết ngành thủy sản đã nêu rõ: ngành thủy sản năm 2016 còn khó khăn đối phó El Nino; nuôi trồng thủy sản (NTTS) cần tiếp tục tăng nhưng cần điều chỉnh cơ cấu trong nuôi tôm, tôm sú và TTCT. Giữ vững sản lượng TTCT, phát huy lợi thế phát triển sản lượng tôm sú, phát triển diện tích, nâng cao năng suất mô hình nuôi tôm - lúa. Nhưng phải đáp ứng yêu cầu bền vững, tăng khả năng cạnh tranh.

 

Để đáp ứng yêu cầu bền vững và tăng khả năng cạnh tranh, ngoài yếu tố kỹ thuật như vừa nêu thì trong quản lý cũng cần có giải pháp:

 

Đẩy nhanh nuôi tôm thực hiện NTTS tốt VietGAP để hạn chế dịch bệnh, chất lượng tôm an toàn thực phẩm.

 

Đẩy nhanh xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong NTTS.

 

Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp thực tiễn, tạo điều kiện để người dân phát huy tiềm năng, phát triển NTTS.

 

Tổ chức lại sản xuất, liên kết và quản lý theo chuỗi, phát huy sức mạnh kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổ hợp tác. Đặc biệt quản lý vật tư đầu vào, thức ăn, chất xử lý cải tạo môi trường ao nuôi, đảm bảo chất lượng, không chứa chất cấm. Giá thức ăn hợp lý.

 

>> Năm 2015, nghề nuôi tôm nước lợ gặp vô vàn khó khăn, người nuôi đối mặt khó khăn kép do thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài; giá tiêu thụ giảm; El Nino khiến thời tiết cực đoan, xâm nhập mặn vào sâu nội địa; độ mặn, nhiệt độ biến động mạnh. Sự phục hồi sản xuất tôm của một số nước (Ấn Độ, Thái Lan…) cũng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh về giá.


Linh Chi

Tin khác

THÔNG TIN HỖ TRỢ

Phòng Kinh Doanh:

 ĐT: (028) 38 73 43 96
 ĐTDĐ: 0916 .271.144 (Mr.Thuấn)
 Email: sales01@anpha.konoike.net

 ĐTDĐ: 0937.546.060 (Mr. Thịnh)
 Email: sales02@anpha.konoike.net


 Hot line: 0911.683.139
 Email: anpha@anpha.konoike.net

video

THĂM DÒ Ý KIẾN

ĐẾM TRUY CẬP

807,571